Google không ngừng nâng cấp để tạo ra một sân chơi lớn và chất lượng, với việc thông báo cập nhật liên tục thuật toán lõi Google vào tháng 6/2021 và tháng 7/2021 một lần nữa khẳng định điều đó, Google luôn hướng tới người dùng và một lần nữa thuật ngữ Page Experience (Trải nghiệm người dùng) lại được được đề cập tới.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và đi sâu vào vấn đề này.
1- Page Experience là gì? – trải nghiệm người dùng
Google có một tài liệu tham khảo chi tiết về các tiêu chí trải nghiệm người dùng dành cho nhà lập trình. Nhưng nói ngắn gọn, thì mục đích của các chỉ số này là nhằm thấu hiểu người dùng đánh giá trang web như thế nào, dựa trên: tốc độ load trang, mức độ thân thiện của website với thiết bị di động, website có sử dụng HTTPS hay không, website có xuất hiện nhiều quảng cáo hoặc nội dung có bị nhảy không?
Trải nghiệm người dùng được cấu thành từ một số nhân tố xếp hạng Google có sẵn trước đó, bao gồm: bản cập nhật thân thiện với di động (mobile-friendly update), cập nhật tốc độ trang (Page Speed Update), tăng xếp hạng HTTPS (HTTPS ranking boost), hình thức phạt các quảng cáo đan xen gây khó chịu cho người dùng (intrusive interstitials penalty), phạt các website vi phạm quy chế duyệt web an toàn (safe browsing penalty), hoàn thiện các chỉ số về tốc độ và tính khả dụng. Những cải thiện này được Google gọi chung là Core Web Vitals (tạm dịch: Chỉ số thiết yếu về trang web).
2- Mức độ ưu tiên của Google với các website có Page experience tốt và xấu như nào?
Việc Google thông báo trước về thời gian phát hành bản cập nhật mới, điều mà hiếm khi họ thực hiện trước đây, cho thấy rằng sự thay đổi này sẽ có tác động đáng kể đến nhiều website. Tuy nhiên, chúng ta không nên để sự thay đổi trọng tâm này ảnh hưởng đến những gì thực sự quan trọng – nội dung chất lượng.
Theo Google:
“Mặc dù tất cả các thành phần của Page Experience đều quan trọng, về tổng thể chúng tôi vẫn sẽ ưu tiên các trang cung cấp nội dung chất lượng, bất kể một số khía cạnh của Page Experience không đạt yêu cầu. Page Experience tốt không thể thay thế việc có nội dung chất lượng cao.”
Vấn đề là, mặc dù Google đã cho chúng ta tất cả manh mối về cách mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, nhưng quá nhiều nhà tiếp thị và quản trị viên web vẫn đang không biết cách tận dụng chúng.
Tóm lại chúng ta vẫn nên tập trung vào làm content thật tốt và chuẩn seo, nếu các bạn viết bài chuẩn seo cho sản phẩm, dịch vụ của website mình thì hãy liên hệ với chúng Tôi để được hỗ trợ nhé.
3- Cần làm gì cho website với bản cập nhật Page Experience?
Đánh giá yếu tố Core Web Vitals của trang web là bước đầu tiên cần thực hiện để xác định các khu vực cần tối ưu hóa.
Đối với các nhà tiếp thị, câu hỏi lớn nhất hiện tại sẽ là:
“Nếu bản cập nhật này không thực sự mới và website không phải đối mặt với hình phạt nào liên quan đến việc không đáp ứng các tiêu chuẩn Page Experience, làm thế nào để có thể thuyết phục C-suite hoặc khách hàng đầu tư vào việc tối ưu hóa?”
Điều quan trọng là những người ra quyết định trong tổ chức của bạn phải hiểu rằng mặc dù không có hình phạt thủ công hoặc thuật toán nào liên quan đến Cập nhật Page Experience, nhưng viễn cảnh bị những người tìm kiếm cảnh báo không được nhấp vào danh sách organic của bạn là có thật.
Hơn nữa, không bị phạt không nên là mục tiêu cuối cùng. Mặc dù chỉ mục này luôn có thể được mở rộng, nhưng đối với mỗi vị trí mà một trang web tăng lên trong bảng xếp hạng, thì cũng đồng nghĩa với việc một trang web khác sẽ bị bỏ lại.
Kết luận: Chúng ta không nên quá lo lắng thuật toán này, hãy tập trung làm nội dung Content chuẩn SEO thật tốt, lên đầu tư các nội dung dài ( khuyến cáo từ 1200-1500 từ trở lên), chất lượng và đặc biệt cấu hình chuẩn SEO. Với nội dung tốt, chúng ta sẽ không phải lo sợ những lần Google cập nhật thuật toán.